Các nhà thực vật Việt Nam và Đài Loan vừa hợp tác công bố 6 loài Thu hải đường mới cho khoa học được phát hiện từ vùng núi đá vôi phía Bắc Việt Nam ở các tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn và Thanh Hoá. Chúng bao gồm Begonia caobangensis [sect. Platycentrum], B. circularis, B. melanobullata, B. langsonensis, B. locii and B. montaniformis [sect. Coelocentrum]
Zingiberaceae
Các loài thực vật mới cho khoa học phát hiện ở Việt Nam 2014
Nycticebus pygmaeus
Buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam.
Ex-situ conservation of Xanthocyparis vietnamensis
Bảo tồn chuyển vị loài Bách vàng ở Hà Giang. Photo by Pham Van The.
Hoya longipedunculata
Cẩm cù cuống dài, loài mới 2012 ở Quảng Nam, Việt Nam. Photo by Pham Van The.
Forest fired
Cháy rừng Khộp, nguyên nhân suy thoái Đa dạng sinh học.
Taxus wallichiana var. chinensis
Thông đỏ bắc, loài trong Sách đỏ Việt Nam, phân bố miền Bắc. Photo by Pham Van The.
Ovophis monticola
Rắn lục núi, loài bị đe đoạ cấp R, phân bố Tây Bắc - Việt Nam.
Paphiopedilum canhii
Lan hài cảnh, loài đứng bên bờ vực tuyệt chủng, phân bố Việt Nam, Lào
26/05/2015
25/05/2015
Hai loài tỏi rừng mới cho khoa học từ VQG Tam Đảo
Hai loài tỏi rừng mới cho khoa học được phát hiện tại Vườn Quốc Gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc, Việt Nam đó là: Aspidistra clausa và Aspidistra triradiata (họ Thiên môn đông - Asparagaceae)
Tỏi rừng Aspidistra clausa có loài gần gũi là A. crassifila nhưng khác ở các đặc điểm: có lá hẹp hơn (2,8-4,5cm x 6-12cm), bao hoa hình ống so với hình chuông, phần phụ dài hơn, chỉ nhị và phần nối tiếp màu trắng với các đốm tím so với tím hoàn toàn, đầu nhuỵ hình nón so với hình nấm.
21/05/2015
Hội nghị Thực vật chí Việt Nam, Lào, Capuchia lần 3: Botanical Research in Tropical Asia - 2015
Botanical Research in Tropical Asia 7-11/12/2015
This congress follows the two last symposia on the “Flore du Cambodge, du Laos et du Vietnam”, held in Phnom Penh (2008) and in Hanoi (2010), and widens its horizons to include all of Tropical Asia.
20/05/2015
Loài Giác đế mới cho khoa học từ Hòn Bà: Goniothalamus flagellistylus
PHÁT HIỆN MỘT LOÀI THỰC VẬT MỚI CHO KHOA HỌC TỪ VIỆT NAM: GIÁC ĐẾ HÒN BÀ
Trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Trung tâm Bảo tồn sinh thái châu Á thuộc Đại học Kyushu, Nhật Bản về nghiên cứu đa dạng thực vật ở Việt Nam. Các nhà thực vật vừa phát hiện một loài thực vật mới thuộc họ Annonaceae (họ Na) tại KBTTN Hòn Bà, tỉnh Khánh Hòa và được đặt tên là Goniothalamus flagellistylus Tagane & V.S.Dang (Giác đế hòn bà).
16/05/2015
Loài Ong cự mới cho khoa học từ Việt Nam: Phalgea maculata
Minh hoạ Ong cự trong phân họ Acaenitinae. Ảnh Wikipedia |
Các nhà khoa học Việt Nam và Hà Lan vừa công bố 1 loài côn trùng mới cho thế giới được phát hiện từ Việt Nam. Thêm vào đó, 1 loài côn trùng khác cùng họ cũng lần đầu tiên được ghi nhận ở nước ta, trước đây chỉ thấy phân bố ở Trung Quốc.
Acaenitinae là một phân họ có trên 250 loài thuộc họ Ong cự Ichneumonidae. Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu về sinh học của Acaenitinae nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng phân họ này bao gồm các loài ngoại ký sinh của các loài sâu sống trong gỗ.
Minh hoạ Ong cự họ Ichneumonidae. Ong cự thường có thân nhỏ, mảnh và dài, râu dài. Ảnh Wikipedia |
Phalgea là một giống ong nhỏ chỉ gồm hai loài được ghi nhận trước đây ở Ma-lai-xia và Trung Quốc.
Dựa trên các mẫu vật thu được gần đây, cả hai loài thuộc giống ong này đã được phát hiện ở Việt Nam, chúng bao gồm Phalgea maculata và P. melaptera
Trong đó loài Ong cự Phalgea maculata Pham & Achterberg là loài mới cho khoa học.
Về mặt hình thái, P. maculata tương đối giống với loài P. melaptera Wang ở Trung Quốc.
Tuy nhiên loài mới ở Việt Nam có thể phân biệt với loài ở Trung Quốc bởi sự xuất hiện của một đốm vàng trên ô marginal của cánh trước, đồng thời hai đốm trong trên gân 2m-cu của cánh trước hoàn toàn phân tách với nhau.
Đây là những đại diện đầu tiên của phân họ Acaenitinae được ghi nhận ở Việt Nam. Công bố này được đăng tải trên tạp chí Zootaxa 3947 (1): 146–150.
Biên tập: TS. Phạm Thị Nhị (ptnhi2@yahoo.com)- Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, VAST
A review of the genus Phalgea Cameron (Hymenoptera: Ichneumonidae: Acaenitinae) with description of a new species from Vietnam
NHI THI PHAM, CEES VAN ACHTERBERG
Abstract:
In this paper, the genus Phalgea is reviewed. A new species, Phalgea maculata sp. nov., is described and illustrated from Vietnam. In addition, P.melaptera Wang 1989 is recorded as new for the country. It is the first time the subfamily Acaenitinae is reported from Vietnam.
Keywords:
Phalgea, new species, new record, parasitoid, Vietnam
Links:
Chi và loài Lan mới cho Việt Nam: Cephalanthera exigua [2014]
Vào năm 2014, các nhà thực vật Nga (Maxim S. Nuraliev, Peter G. Efimov, Leonid V. Averyanov, Andrey N. Kuznetsov & Svetlana P. Kuznetsova) đã tìm ra một chi và loài lan mới cho Việt Nam: Cephalanthera exigua.
15/05/2015
Loài thực vật mới phát hiện ở Việt Nam: Capparis gialaiensis
Một loài thực vật mới cho khoa học của họ Capparaceae từ Việt Nam, Cáp gia lai - Capparis gialaiensis Sy, đã được mô tả và được minh họa bằng hình vẽ và hình ảnh. Về hình thái, nó gần với Capparis longistipitata, nhưng khác ở độ dài của gai, chỉ nhị và vòi nhụy, hình dạng của lá và kích thước của cánh hoa. Thêm vào đó, bài báo công bố loài mới cũng cung cấp những bức ảnh màu, bảng so sánh loài mới với những loài có quan hệ gần gũi, và khóa định loại lưỡng phân.
14/05/2015
Trợ cấp toàn phần cho ứng viên Hệ thống học Thực vật và Địa sinh học Việt Nam sang Mỹ
Shirley A. Graham Fellowships in Systematic Botany and Biogeography in USA, 2015
The Missouri Botanical Garden (MBG) awards Shirley A. Graham Fellowships to conduct research in Systematic Botany and Bio-geography. The Fellowships are open to professionals from universities and governmental or nongovernmental institutions and organizations in Mexico, Central America, South America, Madagascar, Vietnam, and Tanzania. The Fellowship will cover the costs of round-trip air travel to St. Louis and lodging in MBG’s visitor apartments and will provide a stipend for food, local transportation, and other incidental expenses in St. Louis for a period of up to two months. The application deadline is 31 July 2015.
11/05/2015
Ra mắt ứng dụng di động WildScan: nhận dạng các loài động vật hoang dã
Đây là một ứng dụng di động với các chức năng nhận biết thông minh có thể giải đáp về các loài động vật hoang dã.
Phần mềm được thiết kế với mục đích hỗ trợ cho việc chống lại nạn buôn lậu, động vật hoang dã. Phần mềm WildScan được tích hợp với thư viện gần 300 loài động vật đang bị buôn bán phổ biến ở khu vực Đông Nam Á.
09/05/2015
Một loài tôm nước ngọt mới cho khoa học trong hang động của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
Hai nhà khoc học Đỗ Văn Tứ và Nguyễn Tống Cường thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật vừa phát hiện một loài tôm càng nước ngọt mới. Điều thú vị là loài tôm mới được phát hiện trong một số hang động của Vườn Quốc Gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Phát hiện mới được công bố trên Tạp chí Sinh học, số 36(3) trang 301-308
Loài tôm Phong Nha, Macrobrachium phongnhaense có đặc điểm đặc trưng bởi cơ thể trong suốt, mắt bị tiêu giảm, chân bò thứ hai mịn và thanh mảnh, không có gai trước hậu môn. Loài này sống trong các suối và vùng nước đọng ở trong các hang động, có thể xa cửa hang tới 4-5 km như trong hang Va. Tại đây, hoàn toàn không có ánh sáng và nước trong hang chủ yếu là nước thấm từ các khe đá và nền đá. Nền đáy có thể là đáy bùn hoặc bùn pha lẫn cát.
Loài tôm Phong Nha, Macrobrachium phongnhaense có đặc điểm đặc trưng bởi cơ thể trong suốt, mắt bị tiêu giảm, chân bò thứ hai mịn và thanh mảnh, không có gai trước hậu môn. Loài này sống trong các suối và vùng nước đọng ở trong các hang động, có thể xa cửa hang tới 4-5 km như trong hang Va. Tại đây, hoàn toàn không có ánh sáng và nước trong hang chủ yếu là nước thấm từ các khe đá và nền đá. Nền đáy có thể là đáy bùn hoặc bùn pha lẫn cát.
Hình. Ảnh mẫu vật sống loài tôm Macrobrachium phongnhaense
(Nguồn: TS. Đỗ Văn Tứ)
04/05/2015
International Symposium on Conservation and Utilization of Forest Resources for Sustainable Livelihoods
International Symposium on Conservation and Utilization of Forest Resources for Sustainable Livelihoods: Malaysia 26-29/10/2015
FAO and Forest Departments of various countries have since long been involved in providing livelihood opportunities to forest dwellers and rural households through some direct intervention and also through research and development initiatives. But it is strongly felt that there are many grey areas where still a lot is needed to be done.