Diện tích rừng có chất lượng suy giảm
Rừng là HST có độ ĐDSH cao nhất, là nơi nuôi dưỡng và sinh cư của hầu hết các loài động thực vật hoang dại. Năm 1943, diện tích rừng của Việt Nam là 14,3 triệu ha với tỷ lệ che phủ là 43%. Điều đáng chú ý là rừng trong thời kỳ này là rừng tự nhiên, chất lượng tốt. Đến những năm 1990-1995, diện tích rừng suy giảm rất mạnh, chỉ còn trên 9 triệu ha, tỷ lệ che phủ chỉ còn 27-28%. Điều đặc biệt quan trọng là tính trạng mất rừng phòng hộ đầu nguồn, ven biển đã gây những tác động nguy hiểm như xói lở, trượt đất, lũ quét, hoang mạc hóa (ven biển). Độ che phủ của rừng trên các vùng lưu vực sông chính giảm:
Lưu vực sông Đà chỉ còn dưới 11%, lưu vực sông Hồng 23%, lưu vực sông Chảy-sông Lô-sông Gâm 27%, lưu vực sông Se San 31%, lưu vực sông Sê Rê Pôc 29%, lưu vực sông Đồng Nai 25%. Vùng lưu vực sông Cả, diện tích rừng che phủ còn tương đối khả quan, chiếm 39%. Trong khi đó, độ che phủ rừng ở vùng lưu vực sông Ba cách đây 5 năm là 37% thì nay chỉ còn không quá 23%. Các vùng rừng ngập mặn ven biển các tỉnh Đông và Tây Nam Bộ vẫn tiếp tục bị xâm hại, diện tích rừng ngập mặn trồng không bù lại diện tích rừng đã bị mất.
Lưu vực sông Đà chỉ còn dưới 11%, lưu vực sông Hồng 23%, lưu vực sông Chảy-sông Lô-sông Gâm 27%, lưu vực sông Se San 31%, lưu vực sông Sê Rê Pôc 29%, lưu vực sông Đồng Nai 25%. Vùng lưu vực sông Cả, diện tích rừng che phủ còn tương đối khả quan, chiếm 39%. Trong khi đó, độ che phủ rừng ở vùng lưu vực sông Ba cách đây 5 năm là 37% thì nay chỉ còn không quá 23%. Các vùng rừng ngập mặn ven biển các tỉnh Đông và Tây Nam Bộ vẫn tiếp tục bị xâm hại, diện tích rừng ngập mặn trồng không bù lại diện tích rừng đã bị mất.
Trong những năm gần đây, do có kế hoạch trồng mới rừng nên độ che phủ của rừng tăng nên đáng kể. Tuy nhiên, diện tích rừng có chất lượng (rừng gỗ nhiệt đới tự nhiên nhiều tầng) vẫn có xu hướng suy giảm. Điều đó gây suy giảm ĐDSH. Theo các dẫn liệu thống kê (Báo cáo hiện trạng môi trường năm 2001), đến năm 1999, vùng Tây Nguyên chiếm 33,1%, vùng Bắc Trung Bộ chiếm 19,4% và vùng duyên hải Nam Trung Bộ chiếm 17,3% tổng diện tích rừng của cả nước. Đây là những vùng còn nhiều rừng nhất đồng thời cũng là những vùng có độ ĐDSH cao nhất ở Việt Nam.
Bảng 6.5. Diễn biến diện tích rừng qua các thời kỳ (ĐV: triệu ha)
Năm
Loại rừng
|
1943
|
1976
|
1980
|
1985
|
1990
|
1995
|
1999
|
2003
|
Tổng diện tích
|
14,3
|
11,168
|
10,608
|
9,892
|
9,176
|
9,302
|
10,945
|
11,784
|
Rừng trồng
|
0
|
0,092
|
0,422
|
0,584
|
0,745
|
1,050
|
1,524
|
1,919
|
Rừng tự nhiên
|
14,3
|
11,076
|
10,186
|
9,308
|
8,431
|
8,252
|
9,421
|
9,865
|
Độ che phủ (%)
|
43,0
|
33,8
|
32,0
|
30,0
|
27,8
|
28,2
|
32,2
|
35,8
|
Nguồn: Bộ NN&PTNT tính đến tháng 12/2003.
Hình 6.2. Diễn biến diện tích rừng qua các thời kỳ (ĐV: triệu ha)
Hình 6.3. Độ che phủ rừng toàn quốc tại các thời điểm
Số lượng cá thể giảm
Các nghiên cứu, thống kê cho thấy số lượng một số loài quý hiếm đang bị giảm rõ rệt (bảng 6.6)
Bảng 6.6. Tình trạng diễn biến số lượng một số loài động vật, thực vật quý hiếm, có giá trị kinh tế ở Việt Nam.
TT
|
Loài
|
Thời gian
|
|
|
|
Trước 1970 (cá thể)
|
Số liệu 1999 (cá thể)
|
1
|
Tê giác một sừng
|
15 - 17
|
5 - 7
|
2
|
Voi
|
1500 - 2000
|
100 -150
|
3
|
Hổ
|
Khoảng 1000
|
80-100
|
4
|
Bò xám
|
20 - 30
|
Không rõ
(cần nghiên cứu thêm)
|
5
|
Bò tót
|
3000 - 4000
|
300 - 350
|
6
|
Bò rừng
|
2000 - 3000
|
150 - 200
|
7
|
Hươu xạ
|
2500 - 3000
|
150 - 170
|
8
|
Hươu cà toong
|
700 - 1000
|
60-80
|
9
|
Hươu vàng
|
300 - 800
|
rất hiếm gặp
|
10
|
Sao la
|
loài mới phát hiện
|
số lượng không nhiều
|
11
|
Mang lớn
|
loài mới phát hiện
|
300-500
|
12
|
Mang Trường Sơn
|
loài mới phát hiện
|
số lượng không nhiều
|
13
|
Cheo cheo Napu
|
200 - 300
|
Rất hiếm gặp
|
14
|
Vượn đen tuyền
|
-
|
350 - 400
|
15
|
Vượn Hải nam
|
100
|
Không rõ (hiếm gặp)
|
16
|
Vượn Bạc má
|
Hàng nghìn
|
350 - 400
|
17
|
Vượn má hung
|
Hàng nghìn
|
150-200
|
18
|
Voọc đầu trắng
|
600 - 800
|
60-80
|
19
|
Voọc mũi hếch
|
800 - 1000
|
111 - 191
|
20
|
Voọc gáy trắng
|
-
|
300 - 350
|
21
|
Voọc mông trắng
|
-
|
80-100
|
22
|
Công
|
Hàng nghìn
|
rất hiếm
|
23
|
Gà lôi lam mào đen
|
-
|
Rất hiếm
|
24
|
Gà lôi lam mào trắng
|
-
|
Rất hiếm
|
25
|
Cá cóc tam đảo
|
Hàng nghìn
|
200 - 300
|
26
|
Cá sấu
|
Hàng nghìn
|
100 - 150
|
27
|
Sâm ngọc linh
|
Khai thác 6-8 tấn / năm
|
Khoảng 100-150kg/ năm
|
28
|
Vỏ cây bời lời
|
Chỉ riêng vùng núi Ngọc linh có thể khai thác 20 tấn/ năm
|
Khoảng 7 -8 tấn/ năm
|
Nguồn: Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, 2002.
Tây Nguyên là nơi có truyền thống thuần dưỡng voi rừng. Các số liệu thống kê ở tỉnh Đắc Lắc cho thấy : năm 1980 có 500 con voi được thuần dưỡng, năm 1996 - 299 con, năm 1997 chỉ còn 169 con. Từ năm 1991 đến 1997 số lượng voi thuần dưỡng giảm 56,8%.
Loài Sao la P. nghetinhensis từ khi phát hiện năm 1994 đến nay đã có 16 con bị bắt để nuôi thử nghiệm nhưng đã chết hết, chưa kể số lượng cá thể loài này đã bị mắc bẫy và bị dân địa phương bắt làm thịt. Loài này phân bố dọc dãy Trường Sơn nhưng chưa rõ số lượng cá thể hiện nay là bao nhiêu. Gần đây (27/7/2004), WWF đã tổ chức hội thảo về Sao la ở vườn quốc gia Pù Mát để cảnh báo nguy cơ giảm số lượng của loài mới phát hiện này.
Nguồn thuỷ sản nước ngọt tự nhiên nhiều nơi bị giảm sút nghiêm trọng. Vùng đồng bằng sông Cửu Long, năm 1970 có sản lượng 85.000 tấn/năm, chỉ còn 66.000 tấn trong năm 1990. Sản lượng cá đánh bắt ở sông Hồng năm 1960 là 4.685 tấn, năm 1970 : 2.645 tấn, và năm 1990 ước tính khoảng 500 tấn (Nguyễn Văn Hảo, 1970,1995). Như vậy, sản lượng khai thác các tự nhiên đã giảm 9,5 lần. Số lượng các loài cá có tập tính di cư đẻ trứng ở thượng nguồn các sông Hồng như các mòi, cá cháy hoặc cá tra ở sông Mê Kông đã giảm hẳn.
Tại vùng ven biển, tình trạng khai thác bừa bãi nguồn tài nguyên sinh vật vùng nước ven bờ cũng đang gia tăng mạnh mẽ, làm cạn kiệt sinh vật trong các HST ven bờ và nguồn thuỷ sinh vật giai đoạn con non cư trú ở đây. Các kết quả thống kê trong 10 năm trở lại đây, năng xuất mẻ lưới khai thác tôm chỉ bằng 45% -78% so với năng xuất thời kỳ 1975-1985.
Số lượng các loài trong Sách Đỏ tăng
Sau một quá trình điều tra nghiên cứu lâu dài, các nhà sinh học đã công bố 2 tập “Sách đỏ Việt Nam” : Phần Động vật (1992, 2000) và phần Thực vật (1995). Những tài liệu này đã nêu 365 loài động vật và 356 loài thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tiêu diệt ở các mức độ khác nhau, đồng thời mô tả chi tiết về vùng phân bố, tập tính sinh thái, hiện trạng cùng với các biện pháp bảo vệ được công bố (bảng 6.8). Năm 2002-2003, theo tiêu chuẩn mới của IUCN, Sách Đỏ Việt Nam đã được các nhà khoa học soạn thảo lại. Trong đó, số lượng các loài động, thực vật được đưa vào Sách đỏ lần này cao hơn số lượng đã công bố ở trên (417 loài động vật, 450 loài thực vật). Điều đó cho thấy tình trạng suy giảm số lượng cá thể các loài quý hiếm, có giá trị khai thác ngày càng tăng.
Bảng 6.7. Phân hạng các loài bị đe doạ được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam
Phân hạng
Lớp
|
Nguy cơ tuyệt chủng
|
Dễ tổn thương
|
Bị đe doạ
|
Hiếm
|
Chưa xác định
|
Thú
|
30
|
23
|
1
|
24
|
|
Chim
|
14
|
6
|
32
|
31
|
|
Bó sát - Lưỡng cư
|
8
|
19
|
16
|
11
|
|
Cá
|
6
|
24
|
13
|
29
|
3
|
Không xương sống
|
10
|
24
|
9
|
29
|
3
|
Thực vật bậc cao
|
24
|
54
|
81
|
150
|
24
|
Thực vật bậc thấp
|
|
7
|
2
|
7
|
3
|
Nguồn: Bộ KHCN&MT, 1992, 1996, 2000. (biodivn.blogspot.com).
Tài liệu tham khảo: , Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2005.
Xin cảm ơn bài viết.
ReplyVui lòng liệt kê TLTK cụ thể đã trích dẫn trong bài viết; để độc giả có thể tham khảo sâu hơn.