Trái đất là ngôi nhà của các loài sinh vật
Sự đa dạng về loài bao gồm tất cả số loài sinh vật có trên trái đất. Các điều tra về tính đa dạng của các loài sinh vật trên trái đất ngày nay có thể được thực hiện thông qua việc kiểm kê số loài sinh vật đã được phát hiện và việc ước tính tổng số loài (bao gồm cả số lượng cao nhất và số lượng thấp nhất). Nhóm chim và thú là các nhóm sinh vật được điều tra kỹ lưỡng nhất, mặc dù hiện nay vẫn tiếp tục phát hiện ra các loài mới.
Số lượng của các loài động vật không xương sống và các loài vi sinh vật hiện vẫn còn là một ẩn số lớn. Việc ước tính thông qua tỷ lệ các loài mới phát hiện có thể giúp hiểu biết thêm được phần nào về các nhóm sinh vật này. Ước tính về các loài sinh vật đã được phát hiện, thay đổi qua thời gian và được trình bày trong Bảng 1.1 sau:
Bậc phân loại
|
Số loài được mô tả
|
Ước tính số lượng loài (cao)
|
Ước tính số lượng loài (thấp)
|
Số liệu chấp nhận
|
Vi rút
|
4
|
10000
|
50
|
400
|
Vi khuẩn
|
4
|
30000
|
50
|
1000
|
Nấm
|
72
|
2700
|
200
|
1500
|
Nguyên sinh vật và tảo
|
80
|
1200
|
210
|
600
|
Thực vật
|
270
|
500
|
300
|
320
|
Giun tròn
|
25
|
1000
|
100
|
400
|
Côn trùng
|
950
|
100000
|
2000
|
8000
|
Thân mềm
|
70
|
200
|
100
|
200
|
Động vật có dây sống
|
45
|
55
|
50
|
500
|
Nguồn: Michael J.Jeffries (1997)
Tổng số các loài đã được mô tả trong một số bậc phân loại như động vật đa bào và thực vật bậc cao cho phép đưa ra một ước lượng tối thiểu tương đối chính xác, tuy nhiên đối với nhiều nhóm khác có nhiều ý kiến khác nhau.
Số loài sinh vật đã được mô tả và số các loài sinh vật đã biết của rất nhiều nhóm sinh vật là chưa có con số chính xác. Kể cả đối với các nhóm sinh vật được nghiên cứu nhiều nhất, con số này cũng khá nhỏ (ví dụ như nhóm chim là 9.881 loài). Hiện nay cũng đã có các con số chính xác về số loài đã biết của rất nhiều nhóm sinh vật (như vi khuẩn 3.058 loài, năm 1981, trong đó có thể giả định rằng phần lớn các loài còn chưa được mô tả; 260.000 loài thực vật bậc cao; 70.000 loài nấm). Số lượng các loài sinh vật đã biết được trình bày trong các Bảng 1.2; 1.3 và Hình 1.2; 1.3 dưới đây:
|
Mayr et.al. (1953)
|
Barnes (1989)
|
May (1988)
|
May (1990)
|
Brusca&Brusca (1990)
|
Nguyên sinh vật
|
-
|
-
|
260.000
|
32.000
|
35.000
|
Bọt biển
|
4.500
|
5.000
|
10.000
|
-
|
9.000
|
Ruột khoang
|
9.000
|
9.000
|
-
|
9.600
|
9.000
|
Giun dẹp
|
6.000
|
12.700
|
-
|
-
|
20.000
|
Trùng bánh xe
|
1500
|
1.500
|
1.000.000
|
-
|
1.800
|
Giun tròn
|
10.000
|
12.000
|
4.000
|
-
|
12.000
|
Ectoprocta
|
3.300
|
4.000
|
6.000
|
6.000
|
4.500
|
Da gai
|
4.000
|
6.000
|
-
|
1.600
|
6.000
|
ĐV có dây sống
|
1.600
|
1.250
|
-
|
42.900
|
3.000
|
Động vật có xương sống
|
37.790
|
49.933
|
43.300
|
-
|
47.000
|
Chân kìm
|
35.000
|
68.000
|
63.000
|
-
|
65.000
|
Giáp xác
|
25.000
|
42.000
|
39.000
|
-
|
32.000
|
Nhiều chân
|
13.000
|
10.500
|
-
|
-
|
13.120
|
Côn trùng
|
850.000
|
751.012
|
1.000.000
|
790.000
|
827.175
|
Thân mềm
|
80.000
|
50.000
|
100.000
|
45.000
|
100.000
|
Giun đốt
|
7.000
|
8.700
|
15.000
|
-
|
15.000
|
Tác giả
Bộ
|
Southwood (1978)
|
Arnett (1985)
|
May (1988)
|
Brusca &Brusca (1990)
|
Cánh cứng
|
350.000
|
290.000
|
300.000
|
300.000
|
Hai cánh
|
120.000
|
98.500
|
85.000
|
150.000
|
Cánh màng
|
100.000
|
103.000
|
110.000
|
125.000
|
Cánh vảy
|
120.000
|
112.000
|
110.000
|
120.000
|
Để tiến hành bất kỳ một chiến lược nào trong công tác bảo tồn ĐDSH cũng đòi hỏi cần phải biết một cách chắc chắn là có bao nhiêu loài và những loài này có sự phân bố ra sao. Đến nay có khoảng 1,7 triệu loài đã được mô tả và ít nhất còn gấp hai lần con số này chưa được con người biết đến, chủ yếu là những loài côn trùng ở vùng nhiệt đới. Những hiểu biết về các loài này rất hạn chế. Ví dụ như những loài giun, côn trùng và các loài nấm sống trong đất, những loài côn trùng sống trong tán lá rậm rạp trên tầng lá cây cao của rừng nhiệt đới, chúng thường rất nhỏ và khó nghiên cứu. Hàng trăm ngàn nhóm sinh vật chỉ được biết đến một cách hết sức sơ sài. Kiến thức về các loài vi khuẩn cũng rất hạn chế. Những nhà vi sinh vật học chỉ biết được khoảng hơn 4000 loài vi khuẩn vì chúng rất khó nuôi cấy và phân loại. Đại dương cũng là một môi trường có ĐDSH cao. Cả một ngành động vật mới, ngành Loricifera, được biết đến lần đầu tiên vào năm 1983 nhờ những mẫu vật lấy ở đáy biển sâu. Những quần xã sinh học mới vẫn tiếp tục được phát hiện, thường là những loài ở những địa điểm xa xôi, hẻo lánh mà con người không thể đi đến được một cách dễ dàng.
Hàng năm, các nhà phân loại học đã mô tả được khoảng 11.000 loài mới.
Xem thêm:
0 nhận xét:
Post a Comment
Cảm ơn bạn đã để lại ý kiến, giúp chúng tôi cung cấp thông tin đầy đủ hơn nữa!