Đã ghi nhận có 13.766 loài thực vật, trong đó, có 2.393 loài thực vật bậc thấp và 11.373 loài thực vật bậc cao. Theo đánh giá, 10 % số loài thực vật dã phát hiện được cho là đặc hữu. Cho đến nay đã thống kê được 307 loài giun tròn (Nematoda), 161 loài giun sán ký sinh ở gia súc, 200 loài giun đất (Oligochaeta), 145 loài ve giáp (Acarina), 5.268 loài côn trùng, 260 loài bò sát (Reptilia), 120 loài ếch nhái (Amphibia), 840 loài chim (Avecs), gần 300 loài và phân loài thú (Mammalia).
- Đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng
Khu hệ thực vật: Tổng kết các công bố về hệ thực vật Việt Nam, Nguyễn Nghĩa Thìn (1999) đã ghi nhận có 13.766 loài thực vật, trong đó, có 2.393 loài thực vật bậc thấp và 11.373 loài thực vật bậc cao. Theo đánh giá, 10 % số loài thực vật dã phát hiện được cho là đặc hữu.
Ngành
|
Loài
|
Chi
|
Họ
|
1. Ngành rêu
|
793
|
182
|
60
|
2. Ngành khuyết lá thông
|
2
|
1
|
1
|
3. Ngành Thông đất
|
57
|
5
|
3
|
4. Ngành Tháp bút
|
2
|
1
|
1
|
5. Ngành Dương xỉ
|
664
|
137
|
25
|
6. Ngành Hạt trần
|
63
|
23
|
8
|
7. Ngành Hạt kín
|
9.812
|
2.175
|
299
|
Tổng cộng:
|
11.373
|
2.524
|
378
|
Thành phần loài thực vật có mạch Việt Nam
Khu hệ động vật: Cho đến nay đã thống kê được 307 loài giun tròn (Nematoda), 161 loài giun sán ký sinh ở gia súc, 200 loài giun đất (Oligochaeta), 145 loài ve giáp (Acarina), 5.268 loài côn trùng, 260 loài bò sát (Reptilia), 120 loài ếch nhái (Amphibia), 840 loài chim (Avecs), gần 300 loài và phân loài thú (Mammalia).
Trong hệ thống các khu bảo vệ vùng Đông Dương-Mã Lai của IUCN, Việt Nam được xem là nơi giầu về thành phần loài và có mức độ đặc hữu cao so với các nước trong vùng phụ Đông Dương. Trong số 21 loài thú linh trưởng có trong vùng phụ này thì ở Việt Nam có tới 15 loài, trong đó có 7 loài và phân loài đặc hữu. Trong số 49 loài chim đặc hữu của vùng thì Việt nam đã có 33 loài. Theo Võ Quý và Nguyễn Cử (1995) thì số loài chim đặc hữu của Việt Nam lên tới hàng trăm loài.
- Đa dạng sinh học trong hệ sinh thái nước ngọt nội địa
Các thuỷ vực nước ngọt nội địa Việt Nam rất đa dạng về hệ thực vật cũng như hệ động vật, bao gồm các nhóm vi tảo, rong, các loài cây cỏ ngập nước, động vật không xương sống và cá.
- Vi tảo: đã xác định được 1.402 loài tảo thuộc 259 chi và 9 ngành;
- Cho đến nay đã thống kê và xác định được 794 loài động vật không xương sống. Trong đó, đáng lưu ý là trong thành phần loài giáp xác (Crustacea), có 54 loài và 8 giống lần đầu tiên được mô tả ở Việt Nam. Riêng hai nhóm tôm, cua có 59 loài thì có tới 7 giống và 33 loài (55,9% tổng số loài) lần đầu tiên được mô tả. Trong tổng số 147 loài trai ốc, có 43 loài (29,2% tổng số loài), 3 giống lần đầu tiên được mô tả, tất cả đều là những loài đặc trưng cho Việt Nam hay vùng Đông Dương. Điều đó cho thấy sự đa dạng và mức độ đặc hữu cao của khu hệ tôm, cua, trai, ốc nước ngọt nội địa Việt Nam.
- Đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái biển và ven bờ
Đặc tính của khu hệ sinh vật biển Việt nam thể hiện rõ ở đặc tính nhiệt đới, đặc tính hỗn hợp, đặc tính ít đặc hữu và đặc tính khác biệt bắc-nam (Đặng Ngọc Thanh, 1996). Tổng kết các kết quả điều tra nghiên cứu biển ở nước ta cho đến nay đã phát hiện 10.837 loài sinh vật, gồm các nhóm như sau:
- Thực vật: đến nay đã xác định 537 loài vi tảo, 667 loài rong biển, 15 loài cỏ biển. Riêng thực vật ngập mặn có 94 loài thuộc 72 chi, 58 họ;
- Động vật nổi: 468 loài;
- Động vật đáy: 6.377 loài động vật đáy, trong đó, có 225 loài tôm biển, 298 loài san hô cứng Scleractinia thuộc 76 giống, 16 họ;
- Động vật chân đầu: 53 loài;
- Cá biển: 2.038 loài thuộc 717 giống, 178 họ;
- Động vật khác: 50 loài rắn biển (16 giống, 1 họ), 4 loài rùa, 16 loài thú biển.
Tập hợp các dẫn liệu nghiên cứu, điều tra cơ bản đã có từ trước đến nay, thành phần loài thực vật, động vật trong sinh giới Việt Nam được thống kê và tóm tắt trong bảng dưới. Tuy nhiên trong thành phần đã xác định được, một số nhóm sinh vật chưa được điều tra, nghiên cứu một cách đầy đủ hoặc chưa có đủ điều kiện đưa vào, chủ yếu là các nhóm động vật không xương sống và vi sinh vật.
Nhóm sinh vật
|
Số loài đã xác định được (SV)
|
Số loài có trên thế giới (SW)
|
Tỷ lệ % giữa SV/SW
|
1.Thực vật nổi/vi tảo
|
|
|
|
- nước ngọt
|
1.402
|
|
|
- biển
|
537
|
|
|
2. Rong, cỏ
|
|
|
|
- nước ngọt
|
khoảng 20
|
|
|
- biển
|
682
|
|
|
3. Thực vật ở cạn
|
khoảng 11.400
|
220.000
|
5
|
- Rêu
|
1.030
|
22.000
|
4,6
|
- Nấm lớn
|
826
|
50.000
|
1,6
|
4. Động vật không xương sống ở nước
|
|
|
|
- nước ngọt
|
khoảng 800
|
|
|
- Biển
|
khoảng 7.500
|
|
|
5. Động vật không xương sống ở đất
|
khoảng 1.000
|
|
|
6. Giun sán ký sinh ở gia súc
|
161
|
|
|
7. Côn trùng
|
khoảng 5.500
|
|
|
8. Cá
|
|
19.000
|
13
|
- nước ngọt
|
Trên 700
|
|
|
- biển
|
2.038
|
|
|
9. Bò sát
Bò sát biển
|
260
54
|
6.300
|
5
|
10. Lưỡng cư
|
120
|
4.184
|
2,9
|
11. Chim
|
840
|
9.040
|
9,3
|
12. Thú
Thú biển
|
gần 300
16
|
4.000
|
7,5
|
Sự phong phú thành phần loài sinh vật của Việt Nam
Theo các tài liệu thống kê, Việt Nam là một trong 25 nước có độ ĐDSH cao trên thế giới với dự tính có thể có tới 15.000 loài thực vật. Việt Nam được xếp thứ 16 về mức độ ĐDSH (chiếm 6,5% số loài có trên thế giới).
(Theo Đa Dạng Sinh học và Bảo Tồn, 2005)
Xem thêm:
Xem thêm:
0 nhận xét:
Post a Comment
Cảm ơn bạn đã để lại ý kiến, giúp chúng tôi cung cấp thông tin đầy đủ hơn nữa!